CÂU HỎI SỐ 1: Kính bạch quí thầy!
Con là một giáo viên, sống độc thân, cũng gần 40 tuổi. Con cũng thường đi chùa và dự các khóa tu một ngày do chùa tổ chức và cảm thấy rất an lạc, hạnh phúc. Gần đây, dì ruột và bạn của con có khuyên con nên thụ tinh nhân tạo để có con vừa tạo niềm vui trong hiện tại vừa có chỗ nương tựa khi về già và cũng là nòi giống truyền thừa Phật pháp. Riêng bản thân con thì không muốn như vậy!
Kính bạch quý Thầy, việc con chọn sống độc thân như vậy có sai lầm không? Theo quan điểm của đạo Phật, việc thụ tinh nhân tạo có đúng với tinh thần Phật dạy không? Và việc truyền thừa Phật pháp như Dì và bạn con nói là đúng hay sai?
Con nên làm thế nào cúi xin Quý Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Con xin thành kính tri ân!
,CÂU HỎI SỐ 2: Kính bạch quí thầy!
Là một Phật tử, có đủ phước duyên, con đã đọc được bài “Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn” của đại sư Thật Hiền. Con đã đọc nhiều lần và để ý một đoạn mà con chưa hiểu được. Đoạn văn đó như sau: “ Tạm trì danh hiệu Phật, hơn cả trăm năm bố thí”.
Kính bạch quý Thầy, tại sao lại nói chỉ tạm trì danh hiệu đức Phật A Di Đà mà hơn phước bố thí cả trăm năm? Rất mong quý Thầy hoan hỷ giảng giải đoạn này để con hiểu rõ và tu tập.
A Di Đà Phật! Con xin chân thành cảm ơn quý thầy!
,CÂU HỎI SỐ 3: Kính bạch quí thầy!
Đức Phật có dạy: “Được thân người là khó, gặp Phật pháp lại càng khó hơn”. Chúng con may mắn thay, vừa có được thân người, vừa đủ duyên thân cận với Phật Pháp Tăng. Tuy nhiên, để hiểu được giáo lý của Đức Phật, chúng con phải nghe nhiều và học rộng để tu cho đúng. Nhưng khổ nỗi, pháp môn tu tập lại quá nhiều, quý Thầy giảng sư, mỗi thầy lại giảng theo cách khác nhau, khiến chúng con bối rối không biết phải tu tập thế nào cho đúng. Vả lại, Phật dạy: “Mạng người ngắn ngủi, mong manh”, chúng con là người Phật tử tại gia có nhiều phận sự phải làm không thể tu và học như quý Thầy.
Nhân đây, chúng con Kính hỏi quý Thầy, Đức Phật có dạy những pháp cơ bản và thiết yếu cho người cư sĩ tại gia tu học hay không? Nếu có, thì đó là những pháp gì? Kính mong quý Thầy hoan hỷ giải đáp giúp chúng con biết đường tu tập tốt hơn đem lại lợi ích trong đời này và nhiều đời sau nữa?
Con xin tri ân quý thầy!
Câu hỏi số 1:
Kính bạch quý Thầy!
Con có đứa con trai hiện đang học đại học. Gần đây, cậu ta nghe theo lời khuyến dụ của những người trong “Hội thánh đức chúa trời”, bỏ bê việc học, tụ họp với những người trong hội và đi truyền đạo khắp nơi. Con có khuyên giải là: “Con đừng tin theo và hãy để tâm vào việc học hành”. Nhưng con nói sao nó cũng không nghe, còn bảo gia đình nên bỏ bàn thờ tổ tiên. Không những vậy, con của con còn có những biểu hiện kỳ lạ, ít ăn uống, lười tắm rửa, khi rảnh là ngồi nghe nhạc đạo và đọc Kinh thánh.
Gia đình chúng con không biết phải làm sao để khuyên cháu. Chúng con chỉ còn biết nương tựa quý Thầy, mong quý thầy từ bi khuyên giải cháu như thế nào đó để cháu đừng đi theo tổ chức này nữa? Chúng con cũng không biết “Hội thánh đức chùa trời” ở đâu xuất hiện, mà lại chỉ dạy cho người ta dẹp bàn thờ tổ tiên, bỏ đi phong tục tập quán của người Việt? Mong quý thầy hoan hỷ cho chúng con được rõ.
,Câu hỏi số 2:
Con kính chào quý Thầy, gần đây, chúng con nghe một số người bạn nói về Thiền tông Tân Diệu xuất hiện ở Long An. Những người đứng ra tổ chức và hướng dẫn phái thiền nói rằng, họ lấy huyền ký của Phật truyền lại làm tôn chỉ để giảng dạy. Nhưng trong một số bài giảng, các vị dẫn dắt Phật tử theo con đường thần thánh, tà vạy, còn ngoài mặt lại nói là không mê tín. Chúng con từng được nghe quý Thầy giảng trong các kinh, đức Phật dạy trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ: “Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy)”
Câu hỏi số 1:
Kính bạch quí thầy!
Con với người chồng sống với nhau đã 26 năm, có hai con 22 và 18 tuổi. Hai người hoàn toàn không hợp về mọi phương diện như vấn đề tâm linh, cách xử thế, quản lý kinh tế gia đình, cách nuôi dạy con cho đến cách sinh hoạt. Đã bao lần con tính chuyện chia tay nhưng cái khó của con là người chồng không chịu buông bỏ con, gia đình và con đã chịu đựng 26 năm !!!
Bây giờ con chỉ muốn được một mình an nhiên tự tại không bị phiền não vì những bất đồng đó. Con nhất quyết và làm mạnh thì con vẫn có thể đạt được ý nguyện chia tay nhưng cái băn khoăn duy nhất của con là làm như vậy con có tạo nghiệp thêm không? vì con sợ mình chưa trả hết nghiệp cũ, hơn nữa ruồng bỏ một người trong khi người ấy vẫn tha thiết không muốn đi và thật sự người ấy ở trong vị thế kém cỏi hơn con về cả trình độ lẫn kinh tế và tình cảm gia đình (hai đứa con sẽ theo ở với con).
Con nên làm thế nào cúi xin Quý Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Con xin thành kính tri ân!
,Câu hỏi số 2:
Kính bạch quí thầy!
Con xem tin tức trên báo mạng vào cuối tháng 11 năm 2014 ở Nepal có lễ hội tế thần Gadhimai (một vị nữ thần sức mạnh), lễ hội này đã giết đi gần 6000 con trâu và trăm ngàn các loài gia súc khác như gà, bồ câu… Đây là lễ hội hết sức tàn nhẫn! Và rồi đến cuối tháng 4 năm 2015 (tức là năm tháng sau đó) cũng tại nước này đã xảy ra một trận động đất mạnh chưa từng có trong hơn 80 năm qua đã cướp đi hơn 1900 người chết, số người bị thương cũng rất nhiều và đặc biệt là thiệt hại về tài sản nặng nề. Qua đây, chúng con nghĩ phải chăng đó là nhân quả báo ứng của sự giết hại muôn vàn sinh linh?
Ngày nay, Cứ mỗi độ xuân về, trước khi đón chào năm mới mỗi nhà, mỗi công ty đều có làm lễ tất niên để kết thúc một năm làm việc của mình. Lễ tất niên này cũng lấy đi sinh mạng các loài như heo, gà, vịt… làm bữa tiệc cho mọi người. Gom góp lại mỗi nhà, kể ra số lượng sinh linh ấy cũng là một con số đáng kể để cho chúng ta nghiền ngẫm lại. Nhân quả báo ứng chẳng sai chạy chút nào! Đây có phải là việc làm lợi ích hay không? Mong Thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con được rõ, dù là Phật tử hay không cũng nhân đây mà tránh đi nghiệp sát sinh, đem lại lợi lạc cho muôn loài.
A Di Đà Phật! Con xin chân thành cảm ơn quý thầy!
,Câu hỏi số 3:
Kính bạch quí thầy!
Trong giáo pháp của Đức Phật, chúng con thường hay nghe những phạm trù như “Nhân quả” và “Nghiệp”. Vậy làm sao để chúng con phân biệt được đâu là nhân quả và đâu là nghiệp? Nghiệp và nhân quả giống và khác nhau như thế nào? Rất mong được sự giải đáp cặn kẽ của Quý Thầy giúp cho chúng con hiểu một cách chơn chánh hơn.
Con xin tri ân quý thầy!
Câu 1: Kính bạch quý Thầy!
Con thường tụng kinh, thấy trong bài tựa chú Lăng Nghiêm của thời công phu khuya có câu: “Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh. Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập” hay trong kinh A Di Đà đoạn cuối cũng có nhắc đến ngũ trược ác thế. Con xin được hỏi ngũ trược ác thế có nghĩa là gì ạ? Tại sao cõi này đức Phật lại gọi là ngũ trược ác thế?
Con xin tri ân quý Thầy.
,Câu 2: Kính bạch quý Thầy!
Ba của con khi còn sống thường hay bói toán xem số tử vi cho người ta. Và ông cũng có truyền dạy lại cho con. Con cũng có xem cho mọi người, đặc biệt là trong những dịp Tết như gần đây, nhưng đó không phải là nghề nghiệp sinh sống chính yếu của con. Nay khi con học hỏi về Phật pháp, hiểu được chút ít về lý nhân quả và cố gắng tu tạo nghiệp lành. Nhưng đối với việc làm này thú thật con cũng chưa bỏ được. Vì con thấy trong chùa cũng có cho người ta xin xăm đoán quẻ. Vậy xin hỏi việc làm của con có trái với lý nhân quả và có mang quả báo tội lỗi không? Kính xin quý thầy hoan hỷ giải đáp cho con được rõ.
,Câu 3: Kính gửi chương trình ASPP!
Tôi xin được hỏi một vài vấn đề như sau, khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan. Vậy thì theo quý Thầy, hiện nay chúng ta có cách nào tốt nhất để khắc phục hiện tượng mê tín dị đoan trong chùa, trong lễ hội và kể cả trong thờ cúng tổ tiên. Nhất là trong mỗi dịp Tết đến các lễ hội diễn ra dưới muôn vàn hình thức nhưng từ lễ hội văn hóa nay lại trở thành lễ hội phi văn hóa, một trong những nguyên nhân cũng chỉ vì mê tín dị đoan. Nhân đây tôi cũng xin được hỏi vấn đề cầu nguyện là chính tín hay mê tín theo quan điểm của đạo Phật?
Xin tri ân quý Thầy!
Câu 1: Kính gửi chương trình ASPP!
Con có một ưu điểm đồng thời cũng là khuyết điểm, đó là nhớ lâu. Có điều con chỉ toàn nhớ những điều không vui, nhất là những người gây thù oán với mình. Hễ ngồi không thì trong đầu con lại xuất hiện những việc ấy, mặc dù con không muốn nhớ đến. Và con cũng có tật hay lo lắng, mặc dù chuyện đó chưa xảy ra với mình, lại hay đặt giả định rồi sợ hãi, vì vậy mà tâm trí con rất mệt mỏi. Con đã tìm hiểu Phật pháp và biết rằng đó là vọng tưởng. Cứ mỗi lần như vậy, con lại niệm Phật hoặc Bồ-tát Quán Thế Âm, nhưng lại rất khó điều phục được, vì càng niệm Phật vọng tưởng càng khởi lên. Gần đây, con nghe một vị thầy giảng rằng, vọng tưởng ấy đôi khi do các vong linh gợi lên. Vậy con xin hỏi, sự nhớ lâu và vọng tưởng đó có phải là quả báo mà con đã gây tạo trong đời trước hay không? Con phải sám hối và tu tập chuyển hóa như thế nào để thoát khỏi tình trạng này ạ? Con xin tri ân quý Thầy!
,Câu 2: Kính bạch quý Thầy!
Con có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Hay là do trong quá khứ họ đã tạo nghiệp nên trong hiện tại chịu quả báo cô đơn? Đây có phải là định nghiệp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?Con xin tri ân quý Thầy!
,Câu 3: Kính bạch quý Thầy!
Xin cho con hỏi, quan điểm của Phật giáo như thế nào về vấn đề tự sát? Trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam, có nhiều Tăng sĩ đã tự thiêu, với động cơ là phản đối một vấn đề gì đó hoặc đó là làm cho thế giới chú ý đến nỗi khổ đau chiến tranh ở Việt Nam. Việc tự thiêu của họ phải chăng là hành vi tiêu cực?Bên cạnh đó, con xin được nhấn mạnh một vấn đề rất “nóng” ngày nay, liên quan đến giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, đó là “tự tử vì tình” hoặc vì những lý do vớ vẩn. Kính xin quý thầy chia sẻ về vấn đề này để hàng Phật tử chúng con nhận thức rõ ràng hơn và đặc biệt là giới trẻ ngày nay, để chúng có định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình, không uổng khi được làm thân người. Con xin tri ân quý Thầy!
CÂU HỎI SỐ 1:
Kính bạch quí thầy!
Con thấy trong các đám tiệc giỗ ông bà, đối với người Phật tử tại gia hay người tin theo Phật đều cúng chay. Còn trường hợp ông bà tin theo Phật tuy chưa là Phật tử nhưng vẫn khuyên con cháu nên cúng chay. Vì nếu cúng mặn hay sát sinh gà, vịt, heo để cúng thì chính ông bà sẽ mang tội. Nhưng có người lại cho rằng: “Ai làm nấy chịu, con cháu giết thịt mà sao ông bà lại phải chịu”. Họ nói quan điểm đó là không đúng với quy luật nhân quả “Ai làm người đó chịu”. Con tin theo lời dạy của đức Phật, và cố gắng giải thích thật khéo léo cho họ nghe, song họ vẫn không nghe. Con nghĩ rằng kiến thức mình còn nhiều hạn chế nên chưa thuyết phục được họ. Mong quý thầy cho con một lời khuyên cũng như phương pháp trong trường hợp này.
Con xin thành kính tri ân!
,CÂU HỎI SỐ 2:
Kính bạch quí thầy!
Con xin được hỏi, tại sao Phật giáo chúng ta lại đặt sự khổ lên hàng đầu, hay nói cách khác, lúc nào và bao giờ cũng đều nhắc đến những cái khổ đầu tiên? Có người cả đời chỉ vì muốn hết khổ đau, vì cứ chấp cái thoát khổ nên sinh phiền não, khổ đau từ thân tới ý niệm. Dường như chúng ta lúc nào cũng sợ khổ, sợ luân hồi, chúng ta hay lấy cái hạnh phúc trong Phật giáo để đối đãi, so sánh với cái hạnh phúc tạm bợ trong cuộc sống này, tuy là tạm bợ nhưng nó có đáng bị lên án không?
Đôi lúc con còn tự hỏi, nếu muốn chúng sanh hết khổ tại sao các bậc giác ngộ, các vị Phật không thị hiện tại trần gian mọi lúc mọi nơi như mọi người hằng mong đợi để giáo hóa, khiến mọi người tu mau hơn để nhanh hết khổ hơn? Con mong quý thấy hoan hỷ giải đáp!
Con xin chân thành cảm ơn quý thầy!
,CÂU HỎI SỐ 3:
Kính bạch quí thầy!
Con có vấn đề về tình cảm, hiện tại con rất bế tắc và không biết phải làm sao cho đúng. Xin quý thầy giúp con. Con và anh ấy quen nhau được 2 năm, trong khoảng thời gian đó con đã tốt nghiệp ngành y, nhưng chưa học được chứng chỉ Anh văn, nên con đã xin cha mẹ cho con học tiếp nhưng cha mẹ con không đồng ý, bắt con phải ở nhà phụ giúp gia đình. Vì tương lai sự nghiệp, nên con đã quyết định đi khỏi nhà, tự làm, tự học. Lúc đó anh ấy và gia đình anh luôn bên con, giúp đỡ tạo điều kiện cho con đi học và làm hồ sơ cho con thi tuyển công chức vào một bệnh viện. Trong khi đó cha mẹ con không ngó ngàng, quan tâm, hỏi han gì đến con cả. Hôm nay con đã thành đạt, cha mẹ con lại kêu con về nhà để làm gần nhà và bắt con chia tay anh ấy vì không hợp tuổi. Dù sao cũng là cha mẹ nên con không thể nào bỏ được, còn anh ấy và gia đình anh, con đã nợ họ quá nhiều, con thành đạt như hôm nay cũng nhờ có họ giúp đỡ những lúc khó khăn. Bên hiếu, bên tình con không biết phải làm sao cho phải? Xin thầy hãy giúp con, mở lối cho con biết mình phải đi như thế nào cho đúng.
Con xin tri ân quý thầy!